Bản báo cáo mới nhất của Deloitte (một trong 4 công ty lớn nhất thế giới về kiểm toán và tư vấn dịch vụ, tài chính) về tương lai của công nghệ hiển thị đã thu hút được lượng lớn người quan tâm về lĩnh vực này. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi không đưa ra đầy đủ nội dung bài báo cáo 24 trang đó nhưng sẽ cố gắng truyền tải được câu chuyện mà tập đoàn này muốn nhấn mạnh. Theo đó, bằng những công cụ phân tích chuyên nghiệp nhất, do những nhân sự tài giỏi hàng đầu thế giới xây dựng, bản báo cáo đã giúp người đọc hình dung ra viễn cảnh 7 năm sau, vào năm 2030, khi công nghệ hiển thị đã đạt những bước tiến rất xa để giúp con người có những trải nghiệm mãn nhãn nhất.
Thử tưởng tượng vào năm 2030, bạn đang trong một chuyến du lịch nghỉ dưỡng. Bạn ngồi trong chiếc xe tự lái, thưởng thức những TV series trên chính chiếc kính chắn gió của mình, được điều khiển bằng công nghệ giọng nói và có độ phân giải cao ấn tượng. Trong khi đó, những đứa trẻ ngồi ghế sau thì sử dụng màn cảm ứng để chơi game. Đó sẽ trở thành điều rất bình thường trong năm 2030
Tính tới thời điểm năm 2023, màn hình là thứ hiện hữu nhiều nhất trên thế giới. Đó là thành phần quan trọng nhất của smartphone, máy tính bảng, TV, laptop, thiết bị đeo. Cho đến nay, số lượng màn hình trên thế giới đã vượt qua mức 10 tỷ, bao gồm đủ mọi kích cỡ, từ 2 inch trên đồng hồ thông minh cho đến 98 inch trên các mẫu TV cỡ lớn. Rõ ràng, chúng ta đang nhìn thấy những bước tiến vượt bậc từ công nghệ hiển thị và nó đang phát triển nhanh tới mức độ chúng ta quên đi mất rằng nó đã tiến xa như thế nào.
Deloitte chỉ ra 4 tình huống, qua đó thiết lập nên xu hướng của công nghệ hiển thị, trong đó bao gồm:
1, Tôi bị phân tâm: Vì màn hình xuất hiện ở khắp mọi nơi nên người tiêu dùng ngày càng có xu hướng bị làm phiền vì những thông điệp không liên quan.
2, Tôi muốn thoát khỏi thực tại: Chính vì sự phân tâm nói trên mà người tiêu dùng sẽ có xu hướng lui về không gian riêng tư, với các thiết bị mang tính tập trung và có chủ đích nhiều hơn như TV. Họ cũng đòi hỏi chất lượng hiển thị hình ảnh phải vô cùng cao, đúng nghĩa “thoát khỏi thực tại” để có thể đắm chìm trong những nội dung chất lượng cao.
3, Tôi cần trợ lý cá nhân: những thiết bị cá nhân, gia đình trở nên cần thiết hơn rất nhiều. Trong khi những chiếc TV có thể đóng vai trò là trung tâm điều khiển hệ sinh thái Internet vạn vật trong cả gia đình thì những chiếc smartphone là trợ lý cá nhân cho bạn sử dụng tất cả các thiết bị khác.
4, Tôi phát mệt vì quá nhiều giao diện sử dụng: thay vì những ứng dụng, chức năng, hệ thống nút bấm phức tạp như ngày nay, giao diện sử dụng các thiết bị trong năm 2030 sẽ chỉ tập trung vào màn hình, đơn giản hóa tối đa nhằm giúp việc điều khiển nhà thông minh dễ dàng hơn.
Để phục vụ cho những viễn cảnh trong 7 năm tới đây, các thương hiệu chuyên về sản xuất màn hình hiển thị đã đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển công nghệ với tốc độ vô cùng ấn tượng. Công nghệ hàng đầu được các hãng này chú ý và thúc đẩy chính là độ phân giải. Độ phân giải chính là yếu tố ảnh hưởng đến viễn cảnh “thoát khỏi thực tại” mà các nhà phân tích đã đề ra. Hiểu nôm na rằng chúng ta cần màn hình hiển thị phải sắc nét đến độ chân thực như những gì mắt người nhìn thấy mới có thể thỏa mãn được đôi mắt. Đó chính là lý do vì sao những năm gần đây, bạn nhìn thấy cuộc đua về độ phân giải được các hãng TV lớn tham gia vô cùng quyết tâm.
8K đang là đích đến mới nhất của các hãng TV. Phải thừa nhận rằng đôi mắt của con người là thứ “camera tự nhiên” vô cùng chính xác nhưng không phải là không có giới hạn. Một nghiên cứu gần đây cho biết thị lực của chúng ta có thể phân biệt 576 triệu điểm ảnh (576MP), tuy nhiên con số này là không đồng đều, vùng trung tâm bao giờ cũng tập trung hơn so với viền ngoài. Khoảng cách cũng tạo nên sự khác biệt, càng xa màn hình thì những điểm ảnh càng có xu hướng bị mờ đi. Điều này có nghĩa là nếu nhìn gần, độ phân giải 4K là đủ nhưng với khoảng cách từ 1 mét trở đi, cùng với kích cỡ màn hình lớn hơn 85 inch, độ phân giải 8K chắc chắn sẽ tạo nên sự khác biệt.
Nắm được điều cơ bản đó, các thương hiệu đi đầu về công nghệ hiển thị dồn lực phát triển 8K. Trong đó, dấu ấn mạnh mẽ nhất phải kể đến thương hiệu TV hàng đầu thế giới Samsung. Vào năm 2018, tại sự kiện IFA diễn ra tại Đức, Samsung đã mang tới chiếc TV 8K tiên phong trên thế giới và chính thức mở ra cuộc chạy đua độ phân giải 8K cho thị trường TV. Đến năm 2023, chiếc TV Neo QLED 8K với kích cỡ lên tới 98 inch ra đời như lời khẳng định rằng, công nghệ màn hình đang tiến những bước rất nhanh để đáp ứng nhu cầu con người. Thậm chí, với những nguồn phát chưa đạt chuẩn 8K, công nghệ nâng cấp hình ảnh bằng AI như bộ xử lý Neural Quantum Processor 8K từ Samsung sẽ giúp mọi khung hình, bất kể chất lượng nội dung gốc, đều được tự động tinh chỉnh nhằm mang lại hình ảnh hiển thị tiệm cận hoàn hảo nhất.
Để hiểu rõ hơn về các cấp độ của độ phân giải, bạn có thể xem bảng dưới đây:
Tiếp sau độ phân giải chính là công nghệ cấu thành nên màn hình. Đầu những năm 2000 chứng kiến sự nhảy vọt về công nghệ hiển thị khi màn plasma và LCD chính thức thay thế màn CRT cũ kỹ của thế kỷ trước. Màn plasma đã đẩy độ phân giải chiếc TV lên tới 1920×1080 nhưng đó là giới hạn cuối cùng của công nghệ này trước khi LCD xuất hiện. TV LCD ra đời và đạt được độ phân giải Full HD một cách dễ dàng. Công nghệ LED sử dụng đèn phản chiếu là đèn LED thay cho đèn huỳnh quang như trên TV LCD đã tiếp tục đẩy chất lượng hiển thị hình ảnh lên một tầm cao mới. Công nghệ LED không chỉ khắc phục được yếu điểm về độ chính xác màu, góc nhìn mà còn giúp tuổi thọ màn hình vượt trội hơn. Samsung tiếp tục hoàn thiện và nâng tầm công nghệ LED bằng cách kết hợp các chấm lượng tử để tạo ra màn hình QLED, cải thiện hiệu suất ánh sáng tối đa với độ bền và quang phổ màu tốt hơn. Các mẫu TV QLED hay Neo QLED của Samsung là minh chứng cho sự đầu tư nghiên cứu, cải tiến không ngừng trong công nghệ màn hình nhằm đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Song song đó, công nghệ OLED với những điểm vượt trội về khả năng hiển thị, cho ra màu đen, độ tương phản và màu sắc ra đời. Mặc dù vậy, công nghệ này cũng nhanh chóng vấp phải những lo ngại của các chuyên gia khi độ sáng chưa được cao, hiển thị không rõ trong môi trường có ánh sáng mạnh chiếu vào.
Để giải quyết bài toán đó, Samsung đã mang đến một giải pháp thông minh. Sau khi thành công trong việc phủ chấm lượng tử – Quantum Dot lên những chiếc TV màn LED bình thường để tạo ra sắc độ màu và độ sáng vượt trội, Samsung ứng dụng công nghệ này lên OLED để tạo ra sự kết hợp hoàn hảo bậc nhất cho đến thời điểm hiện tại. Chiếc TV OLED S95B vừa ra mắt thị trường vào năm 2022 đã nhận về những đánh giá vượt trội, được PCMag gọi tên là “Vua của TV OLED”. TV OLED thế hệ mới nhất của Samsung – S95C – được hãng giới thiệu đầu năm nay, cũng nhanh chóng trở thành mẫu TV được ưa chuộng nhất hiện nay: “Đây là thiết bị đáng mua nhất với khả năng hiển thị màu sắc rực rỡ, độ phân giải cao mà giữ nguyên sắc đen sâu thẳm mà chúng ta từng kỳ vọng về công nghệ OLED”, Home Cinema Choice đánh giá.
Cho đến thời điểm hiện tại, Samsung đang là thương hiệu sở hữu nhiều đại diện công nghệ hiển thị hình ảnh mới hàng đầu trên thế giới, bao gồm: OLED, QLED và MicroLED. Viễn cảnh “thoát khỏi thực tại” nhờ vào khả năng hiển thị xuất sắc của màn hình “trông như thật” đã gần ngay trước mắt chúng ta vào năm 2023.
Samsung giữ vững vị trí thương hiệu TV hàng đầu thế giới trong suốt 17 năm, mang đến nhiều lựa chọn cho người dùng với dải sản phẩm đa dạng, tiêu biểu là loạt sản phẩm cao cấp:
Một ứng dụng thông minh để điều khiển tất cả là quan trọng bậc nhất trong thời đại Internet vạn vật như ngày nay. Không ai muốn sử dụng đồ thông minh trong nhà với hàng chục ứng dụng khác nhau cả. Sự đơn giản và thống nhất về mặt giao diện sử dụng ngày càng được đề cao trên các sản phẩm thông minh.
Trong hệ thống nhà thông minh của gia đình, chiếc TV bỗng nổi lên như một đại diện sáng giá cho trung tâm điều khiển. Khả năng nhận diện câu lệnh bằng giọng nói, vị trí đẹp nhất trong căn nhà (thường đặt ở trung tâm phòng khách) và giao diện sử dụng dễ nhìn thông qua màn hình hiển thị cực lớn… đã biến chiếc TV thành ứng cử viên sáng giá nhất cho vị trí “người quản gia” trong gia đình thông minh.
Trên những mẫu TV Samsung mới nhất ngày nay, bạn có thể nhận thấy ứng dụng SmartThings được tận dụng triệt để để điều khiển nhà thông minh theo dạng đồ họa 3D, kiểm soát và ra lệnh cho tất cả các thiết bị khác một cách dễ dàng. Người dùng có thể theo dõi việc sử dụng năng lượng các thiết bị trong nhà, chủ động điều chỉnh theo nhu cầu để tiết kiệm năng lượng, thiết lập chế độ xem phim, làm việc thông minh và sống khỏe khi kết nối điện thoại và TV… Tất cả hướng tới mục tiêu giúp cuộc sống dễ dàng, linh hoạt hơn để con người nghỉ ngơi và tập trung vào những điều quan trọng khác. Ngoài việc tối ưu cho hệ sinh thái của Samsung, SmartThings cũng dễ dàng tương thích với các thiết bị thông minh của các thương hiệu khác – thông qua chuẩn Matter mà Samsung góp phần khởi xướng và tích cực thúc đẩy mở rộng hệ sinh thái IoT – minh chứng của việc nỗ lực thúc đẩy tầm nhìn bền vững cho một tương lai luôn kết nối.
Trí tuệ nhân tạo – AI cũng là thứ chúng ta đang có trên TV hiện đại. Ví dụ như chiếc Neo QLED 8K mới nhất của hãng có thể sử dụng thuật toán học sâu AI để phân tích và áp dụng hiệu ứng HDR theo thời gian thực thay thế cho SDR trên nội dung bạn đang xem trên TV. Trước đó, như đã nói, với sức mạnh của vi xử lý AI có tên Neural Quantum Processor trong các đời TV QLED trước, chúng ta đã có thể được xem những nội dung có độ phân giải chỉ 720p được nâng cấp lên 8K.
Tổng hợp tất cả những điều nói trên, kết hợp giữa xu hướng người dùng và công nghệ hiện có, chúng ta có thể tưởng tượng những chiếc TV trong tương lai sẽ hội tụ những đặc điểm sau:
– Độ phân giải 8K đã trở nên phổ biến trên tất cả các thiết bị. Với TV, chúng ta kỳ vọng độ phân giải lên tới 16K và kích cỡ màn hình TV cỡ lớn đạt 100 inch.
– MicroLED trở nên phổ biến giúp cho việc TV giờ đây có thể mở rộng kích cỡ dễ dàng thông qua các module lắp ghép.
– Công nghệ kế tiếp OLED ra đời, mang đến trải nghiệm mãn nhãn nhất cho người xem.
– TV có trí tuệ nhân tạo thông minh đến mức không chỉ nâng cấp hình ảnh lên đẹp nhất cho người xem mà còn có thể phản hồi lại câu lệnh của bạn theo cách tự nhiên nhất, hữu ích nhất.
– Nhờ trí tuệ nhân tạo và giao diện sử dụng thuận tiện, TV trở thành trung tâm điều khiển của toàn bộ căn nhà thông minh bạn sống (với tất cả các thiết bị đều đã có kết nối internet và phần nhiều trong số đó được tích hợp AI để có thể tự xử lý công việc).
– Bên cạnh TV, những chiếc kính VR kết hợp AR có thể trở thành trợ thủ quan trọng giúp việc trải nghiệm nội dung phim, game trở nên thú vị hơn.
Hãy nhìn lại quá khứ, cách đây 7 năm, không ai nghĩ rằng chúng ta sẽ có TV 8K với kích cỡ lớn ở khắp nơi như thế này. Nên 7 năm nữa, cũng đừng bất ngờ khi chúng ta bắt đầu làm quen với những thuật ngữ như “16K” hay “TV 100 inch trở lên mới được coi là TV cỡ lớn”. Tốc độ phát triển của công nghệ là vô cùng ấn tượng và bạn sẽ phải làm quen với nó.