Những thiết bị chơi game quan trọng nhất trong lịch sử gaming
NES – 1983
NES, hay còn được biết đến với tên gọi “điện tử 4 nút” tại Việt Nam, là thiết bị khơi mào cho lĩnh vực giải trí tại nhà, đặc biệt là với những thế hệ 8X, 9X. Thế mạnh của máy chơi game gia đình NES nằm ở thiết kế tay cầm dễ sử dụng, mức giá dễ tiếp cận (chưa tới 100 USD), và đặc biệt là sự có mặt của các tựa game kinh điển như Mario, Contra, Pac-man hay Donkey Kong. Máy chơi game gia đình NES đã thu về thành công vang dội cho Nintendo với hơn 60 triệu máy được bán ra.
Game Boy – 1989
Game Boy là phiên bản di động của NES và được xây dựng dựa trên “chìa khóa thành công” mà Nintendo có được trước đó. Chiếc máy chơi game cầm tay đời đầu này đã phát huy thế mạnh về thiết kế đơn giản, mức giá dễ tiếp cận và thư viện game phong phú. Trong đó, Tetris (xếp hình) là tựa game kinh điển nhất của Game Boy. Ước tính, Nintendo đã bán hơn 118 triệu chiếc Game Boy trên toàn cầu.
PlayStation – 1995
Nếu như các tựa game ở thời điểm đó chủ yếu dựa trên đồ họa 2D và lối chơi đơn giản, thì Sony đã mang đến làn gió hoàn toàn mới với máy chơi game gia đình PlayStation. Nhờ sức mạnh vượt trội và lưu trữ trên đĩa CD dung lượng lớn hơn đáng kể, PlayStation mang đến trải nghiệm khác biệt với những game đồ họa 3D và cốt truyện ly kỳ.
PlayStation đã mở ra kỷ nguyên mới cho không chỉ game thủ, mà còn là các nhà làm game khi phần cứng mạnh mẽ của chiếc máy chơi game gia đình này cho phép họ có thể đầu tư nhiều hơn vào chất lượng đồ họa. PlayStation là máy chơi game gia đình đầu tiên vượt qua mốc 100 triệu máy bán ra, và vẫn là console bán chạy nhất mọi thời đại.
GeForce 256 – 1999
Những năm 80, 90 của thế kỷ trước, máy tính cá nhân (PC) vẫn được coi là công cụ chỉ để phục vụ công việc với các ứng dụng như xử lý văn bản, bảng tính hay dựng hình 2D chiếm chủ đạo. Lý do chủ yếu là PC vẫn chưa đủ năng lực để xử lý các tác vụ giải trí phức tạp, đặc biệt là đồ họa.
GeForce 256 của NVIDIA được mệnh danh là GPU đầu tiên với khả năng tăng tốc xử lý đồ họa chuyên sâu. Những mẫu GPU như GeForce 256 đã tạo điều kiện để người dùng có thể giải trí trên PC, và cũng là cơ hội khổng lồ để các nhà lập trình game tiếp cận với nền tảng mới.
iPhone – 2007
Dù được sinh ra không phải để chơi game, nhưng iPhone đúng nghĩa là thiết bị đã thúc đẩy cho kỷ nguyên mobile gaming. So với những smartphone khác ở thời điểm đó, iPhone sở hữu màn hình cảm ứng lớn, phần cứng mạnh mẽ, kho ứng dụng đa dạng và hệ điều hành tiên tiến. Còn so với những mẫu console di động như PSP, iPhone có lợi thế ở tính cơ động, nằm gọn trong túi quần để người dùng có thể giải trí bất cứ đâu. Kết hợp hai yếu tố trên, iPhone nói riêng và smartphone nói chung đã thiết lập một nền tảng gaming lớn tiếp theo, sau console và PC.
ASUS ROG Ally – 2023
Mặc cho sự phát triển của mobile gaming, nhiều game thủ chân chính vẫn chưa cảm thấy thỏa mãn. Do không phải thiết bị chơi game chuyên dụng, những tựa game trên điện thoại hầu hết chỉ mang tính chất “giết thời gian” với cốt truyện đơn giản (hoặc thậm chí không có cốt truyện) và thiếu tính cảm xúc. Ngoài ra, rào cản về giá bán (thường là miễn phí hoặc chỉ vài USD) cũng khiến các nhà phát triển không mấy hào hứng với game điện thoại.
Khi so sánh với những tựa game AAA đích thực với mức độ đầu tư lớn, những tựa game trên di động thường chỉ bị coi là “hạng 2”, đặc biệt là về mảng đồ họa. Màn hình cảm ứng của điện thoại cũng là yếu tố bất lợi, khi tay cầm chuyên dụng vẫn là giải pháp tối ưu hơn, đặc biệt khi chơi game trong khoảng thời gian dài.
Vì vậy, từ lâu, những game thủ chân chính vẫn luôn tìm kiếm giải pháp kết hợp giữa console/PC gaming và mobile gaming. Đó phải là một máy chơi game cầm tay nhỏ gọn nhưng với phần cứng mạnh mẽ, quan trọng nhất là khả năng tương thích với những tựa game AAA thực thụ.
ASUS, tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực gaming với thương hiệu Republic of Gamers (ROG) danh giá, đã chính thức thỏa mãn cơn khát này của game thủ với máy chơi game cầm tay ROG Ally. Tên gọi “Ally” được ASUS đúc kết từ câu slogan #playALLYourgames, tức là chiếc máy chơi game cầm tay này có thể giúp bạn chơi mọi tựa game, mọi lúc, mọi nơi. Điều này có được bởi ROG Ally chạy Windows 11, cho phép người dùng cài đặt Steam, Xbpx Game Pass, Epic, GOG… cũng như toàn bộ các game trên PC một cách hợp lý.
Nhưng, điều tạo nên sự vượt trội của máy chơi game cầm tay ROG Ally nằm ở phần cứng, khi ASUS đã có thể tích hợp hiệu năng mạnh mẽ và hàng loạt những tiện ích giá trị cho game thủ trong một thân hình vô cùng nhỏ gọn. Bên trong ROG Ally là bộ xử lý lên đến AMD Ryzen Z1 Extreme với nhân đồ họa RDNA3 mới nhất, cho phép game thủ trải nghiệm mượt mà hầu hết các tựa game AAA ở độ phân giải Full HD.
Ngoài ra, máy chơi game cầm tay ROG Ally còn được trang bị hệ thống tản nhiệt không trọng lực tiên tiến, màn hình Full HD với tần số quét 120Hz và độ phủ màu 100% sRGB, đi kèm công nghệ chống xé hình AMD FreeSync™ Premium, hệ thống nút bấm chuẩn Xbox thân thiện… tất cả nằm gọn bên trong một thiết bị với trọng lượng chỉ 608g. Đặc biệt hơn, người dùng hoàn toàn có thể kết nối ROG Ally với bàn phím, chuột, màn hình và thậm chí là cả GPU rời lến đến RTX 4090 qua ROG XG Mobile để biến chiếc máy này thành một “Gaming PC” thực thụ.
Là thiết bị kết hợp ưu điểm của cả console, PC và mobile, máy chơi game cầm tay ROG Ally đã mở ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới cho các game thủ. Với ROG Ally, cuối cùng chúng ta đã có thể trải nghiệm các tựa game chất lượng cao ở mọi lúc, mọi nơi, mọi nền tảng, tất cả trong một.
“Đặc biệt, trong mùa Black Friday và Giáng sinh 2023, ASUS sẽ mang đến cho bạn cơ hội sở hữu laptop gaming ASUS ROG và TUF Gaming cùng máy chơi game cầm tay ROG Ally với vô vàn quà tặng và khuyến mãi hấp dẫn nhất trong năm. Chi tiết xem thêm tại đây!”