Site icon Techsolution.vn

Mạnh mẽ, êm ái và đắt tiền

L1130155 1708949650833194025988 0 0 1280 2048 Crop 1708953566927807506130.jpg

Mặc dù mang tới hiệu năng xử lý cực ‘khủng’, bản thân các con chip đời mới nhất cũng tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn trong quá trinh hoạt động, đòi hỏi người dùng công nghệ phải trang bị các giải pháp tản nhiệt hiệu quả. Bên cạnh các giải pháp tản nhiệt nước thường thấy, một số lượng không nhỏ người dũng vẫn ưa chuộng các giải pháp tản nhiệt khí hiệu quả, đơn cử như tản nhiệt dạng tháp đôi. Mặc dù giải pháp tản nhiệt này không mới, tản nhiệt khí dạng tháp đôi vẫn khá được ưa chuộng khi các hãng sản xuất tản luôn tìm cách ‘theo kịp’ lượng nhiệt đáng kể do các bộ xử lý mới nhất tạo ra. 

Một trong số các nhà sản xuất tản nhiệt có thể kể đến Corsair, tốn từng nổi danh với các dòng tản nhiệt nước dạng AIO cho CPU trên PC. Tuy nhiên bản thân Corsair lại khá im hơi lặng tiếng khi gần như không ra mắt một sản phẩm tản nhiệt khí đáng chú ý nào trong suốt nhiều năm trở lại đây. 

Tuy nhiên, sự vắng bóng này cuối cùng đã kết thúc với việc Corsair ra mắt bộ tản nhiệt khí tháp đôi mới có tên mã là A115, dành riêng cho thị trường tản nhiệt khí cho CPU cao cấp. Được thiết kế để cạnh tranh với các mẫu tản nhiệt khí được đánh giá cao trên thị trường như Noctua NH-D15, có thể coi A115 là nỗ lực của Cosair nhằm đánh chiếm thị phần khi sản phẩm này sở hữu rất nhiều tính năng đáng chú ý.

Mở hợp Corsair A115 – tản nhiệt khí cao cấp cho CPU đầu bảng 

Đánh giá nhanh tản nhiệt khí cao cấp Corsair A115: Mạnh mẽ, êm ái và đắt tiền- Ảnh 2.

A115 được đựng một hộp đựng làm bằng bìa cứng khá lớn với tông màu màu vàng/đen đặc trưng của hãng Corsair. Thiết kế của hộp có tính thẩm mỹ khá tối giản, với hình ảnh bộ tản nhiệt được trang trí ở mặt trước của hộp, trong khi rất nhiều thông tin về máy làm mát có thể được tìm thấy ở mặt sau của hộp,

Là một bộ tản nhiệt dùng được cho cả CPU của Intel lẫn AMD, số lượng phụ kiện được A115 cung cấp khá phong phú nhằm đảm bảo khả năng tương thích với hầu hết các socket CPU mới nhất hiện nay như socket 1700 / 1200 / 115x của Intel cũng như các socket AM5 / AM4 của AMD.

Cụ thể, bộ phụ kiện của sản phẩm bao gồm hai bộ ngàm quạ (trong đó một bộ đã được lắp đặt sẵn), bốn ốc vít dành cho socket AMD AM4/AM5, bốn ốc vít cho socket Intel LGA 115X/1200, bốn ốc vít dành cho socket Intel LGA 1700. Đồng thời, A115 cũng đi kèm bộ ngàm dành cho cả AMD và Intel, tám ốc vít để gắn quạt – bốn trong số đó đã được lắp đặt trước, bốn ốc vít cố định ngàm có thể được vặn bằng tay hoặc vít, một backplate dành cho CPU Intel (trong khi đối với AMD, người dùng sẽ tái sử dụng backplate đi kèm với mainboard) và một dây chia quạt PWM hai đầu với bốn pin.

Ngay từ ấn tượng đầu tiên, có thể thấy Corsair A115 ghi điểm nhờ thiết kế ấn tượng. Mẫu tản này trang bị tới sáu ống dẫn nhiệt bằng đồng kích thước 6 mm hiệu suất cao, được thiết kế để truyền nhiệt từ đế sang hai khối tản nhiệt bằng kim loại dạng vây cá . Bản thân hai khối tản nhiệt này có sự chênh lệch về kích thước, cho phép người dùng có thêm ‘không gian’ để lắp các bộ tản nhiệt và/hoặc mô-đun RAM liền kề.

Phần đế của Corsair A115 phức tạp hơn một chút so với những gì chúng ta thường thấy trong các thiết kế tản nhiệt tháp tiêu chuẩn. Đây là một thiết kế tách rời với tấm tiếp xúc bằng đồng, trong khi tấm đỡ phía trên có các gọng giữ bằng thép kẹp các ống dẫn nhiệt ở giữa chúng.

Phần đế của Corsair A115 cũng được trét sẵn kem tản nhiệt tốt nhất của Corsair hiện nay là XTM70 để đảm bảo độ trải đều tối ưu khi lắp đặt. Có thể thấy, hình thái lồi nhẹ của phần đế này giúp tối ưu hóa mặt tiếp xúc với CPU, đảm bảo tối đa khả năng truyền nhiệt và tính ổn định.

Với chiều cao 164,8 mm, bộ tản nhiệt tháp này có kích thước lớn và cần được cân nhắc trước khi lắp đặt trong các thùng máy có kích thước nhỏ. Tương tự, với trọng lượng 2,2 kg, A115 cực kỳ nặng, do đó bạn nên tránh để thùng máy bị va đập khi đã lắp đặt tản nhiệt để tránh hư hỏng có thể xảy ra với các linh kiện khác.

Trên Corsair A115, các cánh tản nhiệt mạ Nickel được thiết kế chú trọng đến hiệu quả và giảm tiếng ồn. Mặc dù bộ tản nhiệt không có các cánh tản nhiệt đặc biệt để giảm tiếng ồn, tuy nhiên thiết kế tổng thể vẫn nhằm cho phép giảm thiểu âm thanh phát ra trong khi vẫn duy trì hiệu quả làm mát. Các vây răng cưa, mặc dù không đối xứng như ở một số mẫu tản nhiệt khác, được chế tạo để tối ưu hóa hiệu suất khí động học, tăng cường lưu thông không khí và tản nhiệt.

Corsair A115 cũng chú ý đến khả năng tương thích với nhiều thiết kế bo mạch chủ khác nhau, tức được tính toán để đảm bảo rằng bộ tản nhiệt không gây vướng víu tới các lớp tản nhiệt cho VRM thường thấy trên bo mạch chủ. Mặc dù những lựa chọn thiết kế này có thể ảnh hưởng đôi chút đến tổng diện tích bề mặt truyền nhiệt, nhưng chúng tăng cường đáng kể tính linh hoạt của bộ tản nhiêt, mang đến giải pháp cân bằng tốt về hiệu quả và khả năng tương thích với nhiều loại PC.

Bất chấp điều đó, diện tích bề mặt truyền dẫn nhiệt của A115 vẫn khá lớn. Trong khi đó, cánh tản nhiệt lớn của A115 đến mức không ngờ đã khiến sản phẩm này trở thành một trong những bộ tản nhiệt cồng kềnh nhất trên thị trường. Điều này cho thấy Corsair muốn tạo ra một bộ tản nhiệt khí dạng tháp có hiệu quả làm mát chỉ thua kém đôi chút so với các sản phẩm tản nhiệt nước AIO của chính hãng này, tức phải đủ sức ‘cân’ được các con chip nóng nhất.

Corsair A115 được trang bị cặp quạt làm mát AF140 ELITE sử dụng công nghệ AirGuide độc quyền, với cánh quạt có thiết kế chống xoáy để tạo ra một dòng không khí mạnh mẽ và tập trung. Quạt này đạt tốc độ vòng quay tối đa lên đến 1,600 vòng/phút, trong khi duy trì mức độ ồn ở mức tối thiểu chỉ 33.9 dBA nhờ vào hệ thống chất lỏng động giúp giảm ma sát giữa trục và ổ (Fluid Dynamic Bearings) tiên tiến. Thực tế cho thấy, trải nghiệm khi dùng A115 là khá êm ái, quạt ít khi phát ra tiếng động quá lớn ngay cả khi CPU đang chạy chế độ toàn tải.

Một điểm đáng chú ý khác là tính năng gắn quạt rất sáng tạo của Corsair có tên Slide-and-Lock (trượt và khóa), vốn từng xuất hiện trên một mẫu tản khí của hãng này hồi 2020. Với cơ chế điều chỉnh không cần dụng cụ, kiểu gắn quạt đặc biệt này cho phép người dùng dễ dàng lắp các loại kit RAM có kích thước lớn mà không xảy ra ‘va chạm’ với tản nhiệt (do đặt rất gần nhau). Theo đó, trong trường hợp xảy ra kit RAM bị cấn, người dùng chỉ cần điều chỉnh vị trí của quạt cao lên một chút là có thêm được không gian trống, từ đó giải quyết vấn đề một cách dễ dàng và hiệu quả. Cũng cần nói thêm, quạt AF140 của A115 không có đèn LED, thay vào đó tập trung vào hiệu suất thuần túy với thiết kế đơn giản.

Kiểm tra khả năng tản nhiệt của CORSAIR A115

A115 được lắp đặt trên một hệ thống trang bị CPU Intel Core i9-14900K. Đây là một con chip đầu bảng có hiệu năng xử lý và mức xung nhịp cực tốt của Intel, nhưng kèm theo đó là lượng nhiệt tỏa ra rất lớn, đặc biệt là khi chạy toàn tải hoặc khi được ép xung. Trong ảnh là mức nhiệt khi CPU ở chế độ iddle, tức khi không phải xử lý tác vụ nặng nào.

Tuy nhiên, khi chạy với ứng dụng benchmark nổi tiếng Cinebech, nhiệt độ của CPU Intel Core i9-14900K đã ngay lập tức vọt lên ngưỡng 100 độ C, ngay cả khi trang bị một bộ tản nhiệt khí dạng tốt như A115. Đây cũng là điều dễ hiểu, khi Core i9-14900K thường được các chuyên gia khuyến khích nên lắp cùng các hệ thống tản nhiệt nước. Tuy nhiên, khả năng tản nhiệt của A115 cũng tương đối ổn với một con chip ‘nóng’ như vậy, khi mức nhiệt giảm rất nhanh chỉ 5 giây sau khi người viết dừng ứng dụng Cinebech.

Đây là mức nhiệt của Core i9-14900K khi chạy bài test Cinebench R23 Multicore. Nhiệt độ vẫn ở ngưỡng rất cao, khi toàn bộ nhân P và nhân E của con chip này đều chạy ở ngưỡng 100% (stress test). Tất nhiên, ở điều khiện sử dụng bình thường và thực tế, mức nhiệt này hiếm khi xảy ra, do mức độ hoạt động của Core i9-14900K hiếm khi chạm ngưỡng 100% khi không phải game/ứng dụng nào cũng được lập trình để tận dụng hết tài nguyên của CPU.

Điều này được thể hiện rõ khi cấu hình PC trang bị A115 chạy các game AAA có đồ họa nặng. Mức độ hoạt động của Core i9-14900K chỉ ở ngưỡng 16%, khiến nhiệt độ của con chip này chỉ ở mức 53 độ C – tức rất mát mẻ. Cũng cần lưu ý thêm, điều kiện thử nghiệm là phòng có máy lạnh, nhiệt độ khoảng 28 độ C. Việc đo nhiệt độ được thực hiện bằng phần mềm HWMonitor, tốc độ quạt tự điều chỉnh, không giới hạn công suất, không ép xung.

Nhìn chung, Corsair A115 nổi bật với hiệu năng tản nhiệt ấn tượng, đặc biệt là có thiết kế tương đối đơn giản nhưng hiệu quả. Chất lượng build của A115 cũng rất tốt, thể hiện cam kết của Corsair về độ bền và độ tin cậy. Tuy nhiên, giá bán lẻ khá cao (khoảng 99 USD – và khoảng từ 2,7 đến 3,1 triệu đồng ở thị trường Việt Nam) cũng khiến nhiều người dùng phải cân nhắc, đặc biệt là khi thị trường tản nhiệt đang có một số tùy chọn hấp dẫn hơn về hiệu năng/giá tiền. 

Exit mobile version