ASUS ProArt P16 H7606: Chiếc laptop quyền năng cho dân sáng tạo!
Các nhà sáng tạo nội dung chuyên nghiệp thường có xu hướng chọn mua laptop gaming do các thông số kỹ thuật mạnh mẽ của chúng, nhưng ASSU ProArt P16 H7606 thì lại khác. Dù cũng có yếu tố phần cứng mạnh nhẽ, nhưng sự mỏng gọn của nó mang đến sức hấp dẫn nhiều hơn là cỗ máy cồng kềnh.
1. Thiết kế và chất lượng hoàn thiện của laptop ASUS ProArt P16 H7606
Nói về mặt thẩm mỹ, ProArt P16 H7606 có phần khá giống với mẫu laptop gaming Zephyrus G16 do cả hai được thiết kế dựa trên cùng một khung máy, thậm chí cả hai còn có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, H7606 có một số cải tiến về thiết kế và thông số kỹ thuật để tối ưu hóa cho vai trò sáng tạo nội dung thay vì chơi game.
Ở mặt A, thay vì có một dải LED trắng chạy xéo như Zephyrus G16 thì H7606 chỉ có một lớp hoàn thiện Nano Black chống vân tay rất đơn giản, logo ProArt và dòng chữ ASUS ProArt được in ở góc. Chất lượng hoàn thiện thì phải nói là hàng đầu, không hề có cảm giác ọp ẹp hay cong vênh nào.
Bản lề của máy rất mượt, cho phép ta dễ dàng mở máy chỉ bằng một tay để lộ ra màn hình Lumina OLED 4K 16 inch cảm ứng, góc nghiêng tối đa 120 độ. Nếu như màn hình của Zephyrus G16 có độ phân giải 2.5K, tần số quét 240Hz phù hợp với gaming, thì màn hình này có độ phân giải cao hơn để ưu tiên độ sắc nét và chi tiết khi chỉnh sửa hình ảnh, và tần số quét 60Hz đủ mượt.
Màu sắc của màn hình cũng thiên về đồ họa, với 100% không gian màu DCI-P3, có chứng nhận VESA DisplayHDR True Black 500, giá trị sai lệch màu Delta E Mành hình OLED 4K rất chi tiết và màu sắc nổi bật (Ảnh: HitechCentury).[/caption]
Phía trên màn hình là webcam FHD hỗ trợ Windows Hello để xác thực sinh trắc học. Bàn phím thì là thiết kế compact thông dụng với đèn nền LED trắng, hành trình phím 1.7mm và không có phím số. Bao quanh bàn phím là hệ thống 6 loa hỗ trợ Dolby Atmos do Harman Kardon thiết kế. Và, cũng Theo xu hướng chung của laptop AI 2024, bàn phím của ASUS ProArt P16 H7606 cũng có phím Copilot để gọi trợ lý ảo.
Một điểm nhấn đáng chú ý khác là trên touchpad có DialPad được nhúng vào góc trên bên trái. Với DialPad, người dùng có thể truy cập nhanh vào một số chức năng của hệ thống (có thể tùy chỉnh) và thực hiện một số tính năng nhất định trong các ứng dụng thiết kế của Adobe như Photoshop hay Premiere Pro.
Về cổng kết nối, laptop ASUS ProArt P16 H7606 rất đầy đủ. Bên trái có cổng nguồn, cổng HDMI 2.1, cổng USB4 Type C, cổng USB-A 3.2 Gen2 và jack âm thanh 3.5mm. Bên phải thì là khe đọc thẻ SD, một cổng USB-A khác và một USB-C 3.2 Gen2.
Nói thêm một chút về khả năng nâng cấp, RAM của máy đã được hàn chặt như nhiều laptop khác cho nên khía cạnh này sẽ tương đối hạn chế. Tuy nhiên, 32GB RAM LPDDR5X cũng là tương đối đủ cho công việc tạo nội dung rồi.
Nhìn chung, chất lượng hoàn thiện của ASUS ProArt P16 H7606 rất tuyệt vời. Khung máy bằng kim loại, đạt chứng nhận MIL-STD-810H, lớp hoàn thiện Nano Black thẩm mỹ, chống vân tay tuyệt đối đảm bảo chiếc laptop ASUS 16 inch này sẽ hài hòa với bất kỳ môi trường văn phòng nào. Độ mỏng 14,9mm cùng trọng lượng 1,85kg tương đối gọn nhẹ so với kích thước máy, cũng dễ dàng để ta mang theo di chuyển hàng ngày.
2. Phần cứng và hiệu năng của laptop ASUS ProArt P16 H7606
2.1. Cấu hình phần cứng
Mẫu laptop ASUS 16 inch ProArt P16 H7606 được đánh giá trong bài viết này có bộ xử lý AMD Ryzen AI 9 HX 370, chạy Windows 11 Home, kết hợp với RAM 32GB LPDDR5X cố định và ổ SSD M.2 NVMe PCIe 4.0 2TB, có một khe SSD trống để bổ sung thêm.
Điểm ấn tượng của H7606 là ASUS đã trang bị cho nó card đồ họa rời Nvidia GeForce RTX 4070 với 8GB VRAM GDDR6 chạy trên driver Nvidia RTX Studio để đảm bảo sự ổn định. Trên lý thuyết, CPU AMD Ryzen AI 9 HX 370 và RTX 4070 sẽ chia sẻ mức TDP tổng 120W, đây là giới hạn hiệu năng tối đa cho một thiết kế mỏng như thế này.
Bộ xử ý cũng có NPU 50 TOPS để hiệu quả hơn trong các tác vụ liên quan đến AI, trong khi RTX 4070 mạnh hơn có khả năng xử lý AI lên đến 321 TOPS.
Để làm mát tất cả phần cứng này, ASUS đã bố trí hệ thống 3 quạt Tri-fan, gồm một quạt riêng cho CPU và GPU, cùng một quạt bổ sung để thải khí nóng ra sau dưới đáy máy. Một điểm cộng nhỏ là ở các khe thoát khí, ASUS còn trang bị thêm bộ lọc bụi tích hợp để giữ bụi ở bên ngoài, không cho chúng lọt vào các bộ phận quan trọng bên trong.
2.2. Hiệu năng
Trước khi đi vào hiệu năng phần cứng, cần chú ý là ASUS ProArt P16 H7606 có hai phần mềm với chức năng riêng biệt:
- ProArt Creator Hub: cho phép người dùng tùy chỉnh, thiết lập chế độ hiệu suất với các option Whisper (tiết kiệm điện), Standard (tiêu chuẩn), Performance (hiệu năng cao), hiệu chỉnh màu sắc màn hình và tùy chỉnh chức năng của DialPad.
- MyASUS: chủ yếu dùng để chỉnh hiệu suất và tốc độ quạt.
Ở chế độ Performance, laptop 16 inch ASUS ProArt P16 H7606 đạt được các điểm số benchmark như sau:
3D Mark Speed Way | 2,923 |
3D Mark Steel Nomad | 2,597 |
3D Mark Steel Nomad Light | 11,688 |
3D Mark Port Royal | 6,238 |
3D Mark Time Spy Extreme | 4,897 |
3D Mark Time Spy | 9,700 |
Geekbench 6 Single core | 2,895 |
Geekbench 6 Multi core | 15,266 |
Geekbench 6 OpenCL | 112,069 |
Geekbench 6 Vulkan | 46,500 |
Cinebench 2024 GPU | 11,457 |
Cinebench 2024 CPU Multicore | 1,209 |
Cinebench 2024 CPU Single core | 115 |
PC Mark 10 Work Extended | 10,050 |
PCMark 8 Battery Life (Work) | 3 hours 15 mins |
Black Myth: Wukong (bật DLSS, setting Very high) | Trung bình 31 FPS |
Cyberpunk 2077 (bật DLSS, setting High) | Trung bình 29.97 FPS |
Nhìn chung, ở chế độ Performance, H7606 là một trong những chiếc laptop creator có hiệu suất rất tố với điểm số ấn tượng trên mọi phương diện nhờ bộ xử lý và GPU mạnh mẽ cùng RAM dung lượng lớn. Một yếu tố then chốt khác là hệ thống tản nhiệt Tri-fan có thể giúp máy duy trì hiệu suất đỉnh liên tục trong thời gian dài mà không bị hiện tượng throttling và đảm bảo tuổi thọ phần cứng.
Tuy nhiên, mặt trái của việc làm mát là nó chạy khá ồn ở chế độ hiệu suất cao, và mặc dù luồng khí nóng được đưa ra ngoài liên tục song máy vẫn rất nóng, đặc biệt là khu vực gần đáy bản lề và phía trên bàn phím.
Bỏ qua những điểm nhỏ này, ASUS ProArt P16 H7606 có thể xử lý mọi nhiệm vụ được giao phó. Ta có thể chỉnh sửa 4K trong CapCut mà không gặp bất kỳ trở ngại nào và có thể chạy các tác vụ dựng hình hoặc chỉnh sửa, thiết kế yêu cầu tài nguyên cao mà không gặp vấn đề gì.
Mặc dù chiếc laptop ASUS 16 inch này không dành cho việc chơi game, song, nó chắc chắn vẫn có khả năng để thực hiện điều đó. Ngay cả với tựa game đang hot nhất hiện tại là Black Myth: Wukong, ta có thể chơi ở setting cao nhất, độ phân giải 4K với DLSS bật, và FPS trung bình khoảng 31 FPS. Nếu giảm cài đặt và độ phân giải màn hình xuống thì chắc chắn tốc độ khung hình sẽ còn mượt mà hơn nữa nhưng có lẽ cũng không quá cần thiết, vì dù có thể đẩy FPS lên cao thì màn hình 60Hz hạn chế cũng không thể mang lại trải nghiệm ‘mượt như lụa’ được.
Đó là về chế độ Perfomance, còn ở chế độ Standard (Tiêu chuẩn) thì hiệu suất sẽ bị hạn chế đôi chút do pin và quạt bị giới hạn vì không được cấp đủ công suất. Nhưng ở chế độ này, máy vẫn hoàn toàn có thể xử lý chỉnh sửa ảnh, dựng video nhẹ và dựng phim, cùng với nhiều tác vụ tính toán thông thường khác.
Còn về pin, dù có viên pin khá lớn tới 90Wh nhưng với các phần cứng thuộc dạng ‘ngốn điện’ thì thời gian sử dụng của ASUS ProArt P16 H7606 cũng chỉ ở mức trung bình. Nếu sử dụng với các tác vụ tính toán thông thường như duyệt web, làm việc văn phòng nhẹ với Office, xem video Youtube thì máy chỉ kéo dài được tối đa 4 giờ.
3. Tạm kết
ASUS ProArt P16 H7606 là một chiếc laptop hiệu suất cao, hoàn hảo cho những người sáng tạo nội dung với màn hình Lumina OLED màu sắc nổi bật cùng thông số kỹ thuật mạnh mẽ. Tất nhiên, tất cả những thành phần đó đều đi kèm với mức giá cao, và giá trị cuối cùng của chiếc laptop creator ASUS này lên đến khoảng hơn 70 triệu đồng. Song, dù khá đắt đỏ nhưng nó vẫn là một trong những chiếc laptop tốt nhất mà một nhà sáng tạo nội dung nghiêm túc có thể mua.